Với đặc tính thanh nhiệt, bổ mát nên nước ép rau má được nhiều người sử dụng vào mùa hè. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nước ép rau má có tác dụng gì với sức khỏe? Vậy nên, bài viết ngày hôm nay của madimuseum.org chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
I. Thông tin chung về rau má
Rau má hay còn gọi là cây mã đề thảo thuộc thân cây gầy và nhẵn. Lá rau má hình thận, cuống dài và có màu xanh. Loại cây này phân bố ở nhiều nước như Úc, khu vực Châu Á, các đảo Thái Bình Dương.
Theo y học cổ truyền, rau má có tác dụng thanh nhiệt hiệu quả, nhuận gan và thải độc tốt. Vậy nên, chúng thường được dùng làm thuốc bổ và chữa trị một số bệnh như rôm sảy, mụn nhọt, sát trùng…
II. Nước ép rau có có tác dụng gì?
Không chỉ là loại nước ống giải nhiệt, nước ép rau mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy nước ép rau má có tác dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung tiếp theo nhé.
1. Bảo vệ tim mạch
Những dưỡng chất trong nước ép rau má có tác dụng làm giảm sưng, cải thiện quá trình lưu thông máu từ đó giúp ngăn ngừa suy giãn tim mạch hiệu quả.
Do đó, nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về tim mạch hoặc thừa cân thì nên bổ sung nước ép rau má vào thực đơn hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ tai biến xơ vữa động mạch gây ra.
2. Làm đẹp da
Nước ép rau má có tác dụng gì? Đó là làm đẹp và cải thiện làn da từ sâu bên trong bởi loại nước này chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin dồi dào.
Vậy nên, mỗi ngày uống 1 cốc nước ép rau má sẽ giúp làn da được dưỡng ẩm, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ thanh lọc cơ thể và giải độc gan hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể dùng nước ép rau má để đắp mặt 1 lần/tuần sẽ giúp làn da trắng và tươi trẻ hơn.
3. Giảm căng thẳng, trầm cảm
Hàm lượng triterpenoids có trong nước ép rau má giúp giảm căng thẳng và tăng cường tuần hoàn não. Vậy nên, nếu bạn gặp phải tình trạng mất ngủ, căng thẳng liên tục hãy uống nước ép rau má để tinh thần được thư giãn, giấc ngủ được cải thiện hơn nhé.
4. Chữa lành vết thương
Một đáp án khác cho câu hỏi nước ép rau má có tác dụng gì chính là khả năng chữa lành vết thương, làm mờ sẹo hiệu quả. Như đã chia sẻ, trong rau má có chứa triterpenoids – một hoạt chất giúp tăng cường chất chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Do đó, hãy uống nước ép rau má hàng ngày để có lợi cho sức khỏe nhé.
5. Giải độc, hạ sốt
Nước ép rau má có tác dụng gì? Đó là hỗ trợ giải độc, hạ sốt và tăng cường sức đề kháng. Bởi trong rau má có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như sắt, kẽm, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C,vitamin K…
Ngoài tác dụng giải độc, nước ép rau má còn được dùng để chữa viêm họng, viêm amidan.
6. Giảm mụn nhọt, rôm sẩy
Một tác dụng khác của nước ép rau má là hỗ trợ giảm mụn nhọt, rôm sẩy. Bởi ra má là loại rau có tính hàn, giải nhiệt tốt. Bạn chỉ cần ép rau má thành nước hoặc giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da mụn nhọt, rôm sẩy là được.
7. Hỗ trợ giảm cân
Nếu bạn đang thắc mắc nước ép rau má có tác dụng gì thì việc hỗ trợ giảm cân chính là đáp án cho vấn đề này. Các thành phần có trong rau má có tác dụng đốt cháy mỡ thừa hiệu quả và đào thải chúng nhanh chóng, tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp giảm cân, giảm béo hiệu quả.
III. Có nên uống nhiều nước rau má?
Nhiều người sau khi biết được nước ép rau má có tác dụng gì thường tích cực uống nhiều với niềm tin loại nước này sẽ giúp đẹp da, vòng eo thon gọn. Tuy nhiên, nếu uống nhiều nước rau má trong ngày sẽ gây hại đối với sức khỏe của chính bạn. Bởi, việc uống nước rau má thay nước lọc hàng ngày có thể khiến bạn gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là giảm khả năng mang thai, tăng nguy cơ sảy thai với những ai đang mang bầu.
Chính vì vậy, theo các chuyên gia, bác sĩ, chúng ta chỉ nên hấp thụ khoảng 30-40g rau má tươi/ngày.Với liều lượng này, bạn có thể đun sôi, giã nát hoặc xay nhuyễn để sử dụng.
Thời gian uống nước ép rau má lý tưởng nhất trong ngày là buổi xế trưa, bởi đây là khoảng thời gian cơ thể hấp thu tốt nhất các dinh dưỡng từ bên ngoài. Bạn không nên uống nước rau má vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ khiến đi tiểu thường xuyên, gây mất ngủ.
Nước ép rau má được bảo quản trong tủ lạnh nên uống ngay trong ngày, bạn không nên để sang ngày hôm sau vì có thể khiến lạnh bụng, tiêu chảy…
Sau khi uống nước ép rau má bạn không nên đi ra ngoài trời nắng ngay, bởi trong loại rau này có thành phần họa chất phản ứng nhạy cảm với ánh nắng sẽ khiến bạn có thể bị bị bất tỉnh, mê man…
IV. Những người không nên dùng nước ép rau má
Tuy nước ép rau má có nhiều công dụng với sức khỏe, nhưng với một số người không nên dùng loại nước này:
– Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên hạn chế sử dụng nước ép rau má. Bởi loại nước ép này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trẻ nhỏ.
– Người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nhiều nước rau má.
– Những người đang sử dụng thuốc trầm cảm, an thần cũng không nên uống nước rau má vì có khả năng làm giảm tác dụng của thuốc.
– Không nên uống nước rau má quá nhiều trong thời gian dài. Thay vào đó, bạn nên sử dụng nước ép rau má vừa phải, hợp lý để tránh gây hại cho sức khỏe chính mình.
V. Cách chế biến nước ép rau má ngon, dễ uống
Sau khi biết được nước ép rau má có tác dụng gì, bạn hãy chế biến ngay loại đồ uống này cho gia đình theo cách dưới đây nhé.
1. Nước ép rau má đậu xanh
Hướng dẫn làm nước ép rau má đậu xanh thơm ngon
Rau má và đậu xanh đều là thực phẩm tốt cho sức khỏe và bạn hoàn toàn có thể kết hợp chúng lại để chế biến thành món đồ uống thanh mát, giải nhiệt trong ngày hè.
Theo đó, bạn cần chuẩn bị 100g rau má tươi, 200g đậu xanh tách vỏ, 1 thìa đường, 300ml nước lọc, 1 chút muối. Các bước thực hiện:
– Bạn ngâm và rửa sạch rau má với nước muối loãng trong khoảng 15 phút, sau đó vớt cho ráo nước.
– Đậu xanh rửa sạch và ngâm với nước ấm khoảng 1-2 tiếng rồi vớt cho ráo nước.
– Tiếp đến, bạn cho đỗ xanh vào nồi cùng với chút nước và đun trong khoảng 10-15 phút cho chín. Sau khi chín thì dùng thìa nghiền nát đỗ xanh.
– Bạn cho 300ml nước lọc, rau má cùng 1 thìa đường và máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn. Sau đó cho lọc hỗn hợp này qua rây để lấy phần nước cốt.
– Cuối cùng bạn cho phần đỗ xanh đã được nghiền nhuyễn và phần nước cốt rau má vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn là được. Bạn đổ ra cốc và thêm chút đá lạnh và thưởng thức ngay thôi.
2. Cách làm nước ép rau má đơn giản
Với cách làm này bạn cần chuẩn bị 150g rau má tươi, 300ml nước lọc, 1 thìa đường và chút đá lạnh. Sau đó thực hiện theo các bước dưới đây:
– Bạn rửa sạch rau má với nước muối loãng, loại bỏ phần thân cứng của rau má và vớt ra để ráo nước.
– Cho tất cả rau má vào máy xay sinh tố cùng 1 chút nước lọc và xay thật nhuyễn.
– Sau khi xay nhuyễn, bạn lọc hỗn hợp đó qua rây để lấy phần nước cốt. Cho chút đường vào phần nước cốt và vài viên đá lạnh là bạn đã có ngay 1 cốc nước ép rau mát thơm ngon rồi. Nếu chưa uống hết, bạn nên để nước ép vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và sử dụng dần trong ngày.
3. Nước ép rau má sữa dừa
Cách làm rau má đậu xanh sữa dừa béo ngậy
Ngoài những cách làm nước ép rau má truyền thống ở trên, bạn có thể biến tấu rau má cùng với sữa dừa để tạo thành loại đồ uống thơm ngậy hấp dẫn. Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 300g rau má, 200ml nước cốt dừa, 100ml sữa đặc. Các bước thực hiện như sau:
– Ngâm rau má với nước muối loãng trong khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
– Xay rau má cùng với chút nước cho thật nhuyễn. Lọc hỗn hợp rau má đã xay này qua rây để lấy phần nước cốt.
– Tiếp đến bạn cho nước cốt dừa, sữa đặc vào nồi và đun sôi với lửa nhỏ, liên tục khuấy đều tay.
– Khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp, để nguội. Sau đó cho hỗn hợp sữa dừa ra cốc và cho nước rau má lên trên. Bạn cho thêm vài viên đá lạnh là có thể thưởng thức ngay cốc nước ép rau má sữa dừa thơm ngon, béo ngậy rồi đó.
Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề nước ép rau má có tác dụng gì cũng như cách sử dụng sao cho khoa học để mang lại hiệu quả tốt nhất với sức khỏe. Hi vọng, qua bài viết này bạn đã biết cách chế biến những loại nước ép rau má giàu dinh dưỡng cho gia đình mình trong mùa hè này. Chúc các bạn thành công.