Chắc hẳn không ít người đã nghe đến thuật ngữ năm ánh sáng hay câu hỏi 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km? Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được đáp án chính xác cho thắc mắc này. Do đó bài viết hôm nay của madimuseum.org chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về năm ánh sáng.
I. Năm ánh sáng là gì?
Năm ánh sáng là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực thiên văn đực dùng để chỉ quãng đường mà ánh sáng đi được trong chân không với khoảng thời gian là 1 năm dương lịch.
Hiểu một cách đơn giản, năm ánh sáng là đơn vị dùng để đo khoảng cách giữa các dải ngân hà, hành tinh hay ngôi sao này đến hành tinh, ngôi sao khác. Chúng cũng là đơn vị đo khoảng cách lớn nhất trong vũ trụ.
Theo lịch sử, thuật ngữ năm anh sáng được nhà thiên văn học người Đức tên là F.Bessel tìm ra vào thế kỷ 19. Nhà thiên văn học này đã sử dụng đơn vị năm ánh sáng để đo thành công khoảng cách từ trái đất đến ngôi sao khác vào năm 1838.
Dù kết quả nghiên cứu thành công, nhưng vào thời điểm này ông vẫn chưa công bố đơn vị năm ánh sáng. Lý giải nguyên nhân, ông cho rằng việc sử dụng bước sóng ánh sáng để tính khoảng cách từ trái đất đến ngôi sao khác sẽ làm kết quả tìm ra bị sau. Bởi F.Bessel không biết vận tốc ánh sáng chính xác là bao nhiêu.
Tuy nhiên, cũng trong năm 1838 thuật ngữ năm ánh sáng vẫn được đưa vào các tài liệu nghiên cứu, sách, báo. Cho dù tại thời điểm này thuật ngữ năm ánh sáng vẫn còn khá mới, lạ lẫm.
Phải đến những năm 1968-1983, thay vì sử dụng thuật ngữ năm ánh sáng người ta lại dùng năm chí tuyến. Vào năm 1984, thuật ngữ năm ánh sáng chính thức được Hiệp hội thiên văn học quốc tế công nhận. Từ đó, năm ánh sáng được nhiều người biết đến và sử dụng. Ký hiệu cho năm ánh sáng là Ly.
II. Tại sao lại sử dụng năm ánh sáng?
Để biết rõ câu trả lời 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km, chúng ta cùng tìm lời giải đáp cho thắc mắc tại sao lại dùng đơn vị năm ánh sáng để đo khoảng cách trong vũ trụ trước nhé.
Lý do được đưa ra ở đây là khoảng cách trong vũ trụ rất rộng, nên chúng ta không thể nào sử dụng đơn vị đo lường như mét hay km được. Thậm chí, cho dù con người có dùng cả đời để di chuyển và đo khoảng cách trong vũ trụ bằng km thì cũng không thể nào đo hết được.
III. Quy đổi 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Có thể nói đơn vị đo khoảng cách trong vũ trụ tốt nhất là năm ánh sáng. Vậy 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km? Hãy tiếp tục tìm hiểu trong nội dung tiếp theo theo nhé.
1. Cách tính 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km
Để tính được 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km, chúng ta dựa vào công thức chung: S=VxT
Trong đó: V là vận tốc của ánh sáng = 299.792,458 km/s. T là thời gian. S chính là quãng đường mà ánh sáng di chuyển được trong khoảng thời gian T.
Như vậy, để tính được 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km, bạn cần quy đổi thời gian 1 năm sang giây. Theo đó, chúng ta có 1 năm là 365,24 ngày. Mỗi ngày có 24 giờ và 1 giờ có 60 phút, 1 phút là 60 giây.
Ta có cách tính năm ánh sáng như sau: Lấy số ngày trong năm nhân với số giờ trong 1 ngày nhân với số phút trong 1 giờ và nhân với số giây trong một phút. Suy ra, ta có: 365,24x24x60x60 = 31.556.926 (giây)
Vậy 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km: 299.792,458 x 31.556.926 = 9.460.528.400.000 km (xấp xỉ 9,5 ngàn tỷ km). Cuối cùng ta có kết quả 1 năm ánh sáng bằng 9.460.528.400.000 km. Có thể thấy đây là khoảng cách vô cùng lớn trong vũ trụ mà chúng ta khó có thể hình dung được. Ngoài ra, khi biết được vận tốc ánh sáng trong 1 giây là 299.792, 458 km. Chúng ta cũng có thể suy ra được các đơn vị khác, như:
- Giờ ánh sáng (light hour) = 1.079.252.848, 800 km.
- Tuần ánh sáng (light week) = 181.314.487.598,400 km.
- Tháng ánh sáng (light month) = 77.062.051. 130,000 km
2. Một số đơn vị đo khoảng cách khác trong thiên văn học
Như vậy, qua phép tính trên chúng ta đã biết được đáp án 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km? Thế nhưng, ngoài khái niệm năm ánh sáng, các nhà thiên văn học cũng quy ức thêm một số đơn vụ đo khoảng cách khác nhau, đó là:
- Kly : ( K = Kilo ) là 1000 năm ánh sáng
- Mly : ( M = Mega ) là 1 triệu năm ánh sáng
- Gly : ( G = Giga ) là 1 tỷ năm ánh sáng
Ngoài ra còn có một đơn vị khác dùng trong thiên văn học được tìm ra vào thế kỷ 20 bởi Robert Burnham Jr – nhà thiên văn học người Mỹ. Đơn vị này có tên là đơn vị thiên văn AU – khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời, ước tính khoảng 150 triệu dặm.
Trên thực tế, con người không thể tính khoảng cách trong hệ mặt trời bằng dặm hay km, nhưng năm ánh sáng lại quá lớn nên các nhà thiên văn học đã sử dụng đơn vị thiên văn AU cho khoảng cách trong hệ mặt trời.
Theo đó, 1 đơn vị thiên văn AU = 149.597.870.700 mét xấp xỉ khoảng 150 triệu km), tương đương với 8 phút ánh sáng.
IV. 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu ngày?
Bên cạnh việc đổi 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km, chúng ta có thể xác định được thời gian xảy ra các hiện tượng trong thiên văn. Do đó, để tính được 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu ngày, bạn chỉ cần biết được vận tốc ánh sáng, khoảng cách.
Như đã chia sẻ ở trên, vận tốc ánh sáng trong vũ trụ là 299.792,458 km/s. Và khi sử dụng kính thiên văn, dựa vào tính toán, chúng ta có thể xác định được khoảng cách. Như vậy, có thể tìm ra thời gian ánh sáng bắt đầu đi của vật thể đó đến Trái Đất là bao lâu. Ví như, mới đây các nhà thiên văn học đã nhìn thấy một vụ siêu nổ tân binh được cho là xảy ra cách đây khoảng 2,5 triệu năm. Điều này có nghĩa là thứ chúng ta nhìn thấy từ Trái đất chính là ánh sáng của vụ nổ xảy ra từ 2,5 triệu năm trước và là giai đoạn đầu của Kỷ băng hà.
V. 1 năm ánh sáng đi mất bao lâu?
Ngoài thắc mắc 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km, bạn có tò mò phải đi mất bao lâu thì hoàn tất quãng đường của 1 năm ánh sáng không? Theo nghiên cứu từ các nhà thiên văn học trên thế giới, con người phải mất đến 225 triệu năm để đi hoàn tất quãng đường của một năm ánh sáng, với điều kiện là tốc độ trung bình của bạn khoảng 20 phút/dặm, bạn đi liền không nghỉ ngơi, ăn uống.
Đến đây chắc hẳn bạn đã biết được 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km rồi đúng không? Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về thiên văn học và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những điều thú vị, hấp dẫn hơn nữa về cuộc sống xung quanh chúng ta nhé.